Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có xu hướng ngày càng tăng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Theo số liệu thống kê của WHO năm 2018, ung thư dạ dày xếp thứ 3 tại Việt Nam, chiếm 10% trong các loại bệnh ung thư, và tỉ lệ tử vong cao. Đa số các ca ung thư dạ dày ở Việt Nam khi phát hiện đã ở giai đoạn trễ, điều này gây ra khó khăn trong việc điều trị căn bệnh này.
1. Ung thư dạ dày là gì ?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.
Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân của đa số các loại ung thư dạ dày, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh. Chế độ ăn uống không được coi là nguyên nhân gây bệnh.
Cụ thể hơn, H. pylori là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày, nhưng chỉ có ở 2% số người bị nhiễm vi khuẩn này. Khoảng 10% các ca có liên quan đến yếu tố di truyền. Ở Nhật Bản và các nước khác, sử dụng dương xỉ diều hâu và bào tử làm thức ăn cũng có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng nguyên nhân chưa được làm rõ.
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày chiếm đa số ở đàn ông, có nơi tỉ lệ mắc ở đàn ông/phụ nữ là 2/1. Hoóc môn estrogen có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh này. Một tỉ lệ nhỏ ung thư dạ dày dạng phân tán (xem phần Mô bệnh học sau đây) có thể do di truyền. Ung thư dạ dày dạng phân tán di truyền, tiếng Anh là Hereditary Diffuse Gastric Cancer (HDGC), đã được xác định và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có các phương pháp kiểm tra gen và điều trị cho các gia đình có nguy cơ cao.
3. Triệu chứng của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:
Triệu chứng sớm
Triệu chứng muộn
Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virus dạ dày,loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu.
4. Chẩn đoán ung thư dạ dày
Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh án, khám thể chất, và có thể yêu cầu làm xét nghiệm. Bệnh nhân có thể làm một hoặc tất cả những hình thức khám sau:
Những mô bất thường nhìn thấy qua nội soi sẽ được làm sinh thiết bởi bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật (khoa ngoại) hoặc tiêu hóa. Mô này sẽ được bác sĩ chuyên khoa bệnh học kiểm tra đặc điểm mô học dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư. Sinh thiết và phân tích mô học là phương pháp duy nhất có thể chứng minh chắc chắn sự có mặt của các tế bào ung thư.
5. Điều trị
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất và là hi vọng duy nhất chữa khỏi ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, cũng như các hạch bạch huyết xung quanh, theo nguyên tắc cơ bản là loại bỏ tất cả các mô ung thư và vùng lân cận. Tùy vào mức độ xâm lấn và vị trí của khối u, có thể cần cắt bỏ một phần ruột non và tụy. Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc được dùng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm (khối u mới chỉ nằm ở niêm mạc) và đã được sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản, và cũng có ở một số nơi ở Mỹ. Phương pháp này loại bỏ khối u cùng với lớp niêm mạc bao phủ mặt trong của dạ dày bằng một vòng dây điện nhờ nội soi. Phương pháp phẫu thuật hiện nay có tỉ lệ chữa trị được ít hơn 40% các ca, và nếu trong những trường hợp đã bị di căn, nó chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng.
Hóa trị liệu
Sử dụng hóa trị liệu trong điều trị ung thư dạ dày hiện chưa có tiêu chuẩn điều trị. Đáng tiếc là ung thư dạ dày không đáp ứng với các loại hóa chất cho đến mãi gần đây, và trước đây thì được dùng trong điều trị triệu chứng để giảm kích cỡ khối u và tăng thời gian sống sót cho bệnh nhân.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia có năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư và ngăn chúng sinh sản. Thường phương pháp này được sử dụng kết hợp với phẫu thuật và hóa trị liệu, hoặc chỉ dùng với hóa trị liệu đối với những bệnh nhân không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Xạ trị có thể sử dụng để giảm đau hoặc ngăn sự phát triển của khối u trong điều trị triệu chứng cho các bệnh không chữa được.
Phương pháp kết hợp
Trong khi những nghiên cứu trước đây về phương pháp kết hợp (bao gồm cả phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị) cho những kết quả khác nhau. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật được phân chia ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm tiêu chuẩn để theo dõi, và nhóm nghiên cứu có sử dụng sự kết hợp giữa hóa trị liệu và xạ trị. Những bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu sống trung bình được 36 tháng, so với nhóm tiêu chuẩn là 27 tháng.
6. Phòng bệnh ung thư dạ dày
Một số biện pháp phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả là:
– Loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) với các loại kháng thể, kháng sinh, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: thường xuyên ăn rau xanh, ăn nhạt, hạn chế đồ nướng và các thực phẩm đóng hộp, lên men
– Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, ăn nhạt, đặc biệt không bỏ bữa sáng
– Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức đề kháng
– Từ bỏ các thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu, làm việc quá sức, thường xuyên stress tâm lý.
– Điều trị triệt để các bệnh lý về dạ dày có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày: viêm dạ dày, loét dạ dày…