© 2018 MEDIC NHA TRANG. thiết kế web bởi KHATECH.

NHỮNG RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU

Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn có nguy cơ cao mắc một một số bệnh khác, chẳng hạn như trầm cảm, hen suyễn hoặc bệnh tim.

Khoảng 18% phụ nữ và 6% nam giới bị đau đầu dữ dội (thường đi kèm với các triệu khác như buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh). Một trong những lý do khiến đau nửa đầu rất phổ biến là vì có rất nhiều con đường dẫn đến chứng đau nửa đầu và những con đường này ở mỗi người là khác nhau. Điều đó có thể làm cho việc điều trị chứng đau nửa đầu trở nên khó khăn hơn.

Nhưng lại có trường hợp, nếu bạn bị chứng đau nửa đầu và kèm theo một số triệu chứng khác thì lại thực sự có lợi vì giúp cho việc điều trị bệnh dễ hơn. Cùng tìm hiểu các triệu chứng thường đi kèm với đau nửa đầu.

1. TRẦM CẢM
Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn sẽ có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so với người không bị đau nửa đầu. Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu kinh niên (15 ngày trở lên mỗi tháng), nguy cơ của bạn sẽ tăng gấp đôi.

Mặc dù có thể những người bị chứng đau nửa đầu trở nên trầm cảm chủ yếu là do cơn đau dai dẳng gây ra, nhưng trầm cảm cũng là dấu hiệu báo trước của cơn đau nửa đầu sắp đến với bạn.

Một số loại thuốc chống trầm cảm như amitriptyline có thể điều trị được chứng đau nửa đầu. Amitriptyline ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong não và kích hoạt serotonin để dừng cơn đau.

2. SỰ LO LẮNG
Những người mắc chứng đau nửa đầu mãn tính có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn lo âu hơn là trầm cảm. Cứ 100 người bị đau nửa đầu thì có 50 người có cảm giác lo lắng.

Giống như trầm cảm, sự lo lắng có thể đến trước cơn đau nửa đầu. Những bệnh nhân mắc chứng lo âu trong cuộc sống sẽ có nhiều khả năng mắc chứng đau nửa đầu và ngược lại.

Đôi khi có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị cho cả chứng đau nửa đầu và rối loạn lo âu. Ngược lại, có những lúc phải sử dụng thuốc để trị đau nửa đầu và trị liệu tâm lý cho chứng rối loạn lo âu.

3. ĐỘT QUỴ
Cơn đau nửa đầu có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Đây là triệu chứng khá nặng và phổ biến, nhất là đối với những người có tiền sử đau nửa đầu.

Những người mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi. Nhưng không phải lúc nào bị đau nửa đầu cũng gây ra đột quỵ. Phần lớn phụ nữ có nguy cơ đột quỵ thấp hơn nam giới.

4. ĐỘNG KINH
Chứng động kinh và đau nửa đầu có tiền triệu “aura” (những ảo ảnh về thị giác bao gồm những tia sáng lóe không định hình màu đen trắng) là những bệnh liên quan đến rối loạn cảm giác và thay đổi tâm trạng. Cả hai chứng trên đều do não phản ứng với các kích thích của môi trường như thiếu ngủ. Ngoài ra, bệnh đau nửa đầu di truyền sẽ có thể gây ra động kinh.

Một số loại thuốc chống động kinh như topiramate và divalproex natri có thể điều trị cả hai tình trạng. Thậm chí, có nhiều cách để giảm nguy cơ bệnh hơn như là duy trì huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol và không hút thuốc.

5. BỆNH TIM
Ngoài việc có nguy cơ đột quỵ cao hơn, cả nam giới và phụ nữ bị chứng đau nửa đầu (đặc biệt là có các tiền triệu “aura”) cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Một nghiên cứu cũng cho thấy những người mắc chứng đau nửa đầu có nhiều khả năng có các nguy cơ mắc bệnh tim như huyết áp cao và bệnh tiểu đường.

Để giữ cho bản thân khỏe mạnh nhất có thể, hãy kiểm soát cân nặng, cholesterol và huyết áp.

6. HEN SUYỄN
Mặc dù hen suyễn là một rối loạn hô hấp và chứng đau nửa đầu là một tình trạng thần kinh, nhưng chúng có một điểm chung là đều gây viêm.

Đau nửa đầu và bệnh hen suyễn đều liên quan đến tình trạng viêm và kích hoạt cơ trơn trong mạch máu hoặc trong đường hô hấp. Do đó, tình trạng viêm liên quan tới hen suyễn có thể dẫn đến sự tiến triển của bệnh đau nửa đầu. Thuốc hen suyễn montelukast cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

7. BÉO PHÌ
Nếu bạn đã bị đau nửa đầu, trọng lượng dư thừa sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Giống như hen suyễn, béo phì và đau nửa đầu đều liên quan đến viêm.

Chú ý chặt chẽ đến chế độ ăn uống của bạn sẽ có lợi không chỉ cho cân nặng mà còn cả chứng đau nửa đầu. Một số thực phẩm như rượu, bánh ngọt và thức ăn nhanh có thể gây tăng cân béo phì và đau nửa đầu.

8. RỐI LOẠN ĐAU
Nhiều rối loạn đau bao gồm đau cơ xơ và đau mãn tính ở cổ, lưng và vai có xu hướng đi đôi với đau nửa đầu.

Bệnh nhân dùng thuốc điều trị đau thắt lưng hoặc các loại đau khác có thể trở nên nhạy cảm với thuốc giảm đau và có thể bị đau đầu do lạm dụng thuốc. Điều trị các nguyên nhân gây đau, vật lý trị liệu hoặc châm cứu sẽ giúp ích trong trường hợp này.

9. RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Những người bị chứng đau nửa đầu có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột cao hơn, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và bệnh celiac (không dung nạp gluten). Nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị chứng đau nửa đầu có nhiều khả năng bị đau bụng khi còn nhỏ.

10. BỆNH LIỆT MẶT (Bellals palsy)
Bệnh liệt mặt là sự tê liệt tạm thời của các dây thần kinh ở mặt. Các triệu chứng có thể bao gồm co giật, miệng méo, khó nhai nuốt, mắt không nhắm được. Đôi khi các triệu chứng chỉ xảy ra ở một bên của khuôn mặt.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ mắc bệnh liệt mặt gấp đôi. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi của mạch máu, viêm, nhiễm trùng và một số loại virus.

11 . HỘI CHỨNG CHÂN TAY BỒN CHỒN
Hội chứng chân bồn chồn (hay còn gọi hội chứng chân không yên, Restless legs syndrome: RLS) là một rối loạn thôi thúc mạnh mẽ người bệnh di chuyển chân của mình. Với những triệu chứng như đau nhức, cảm giác râm ran hoặc như kiến bò trong chân khiến người bệnh phải cử động chân của mình. Nó có thể cản trở cuộc sống hàng ngày cũng như với giấc ngủ.

RLS và chứng đau nửa đầu có thể liên quan đến dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh trong não liên quan đến cả chuyển động và đau nửa đầu.

Khi não không sản xuất đủ dopamine có thể dẫn đến chứng SRL, đau nửa đầu và Parkinson. Một nghiên cứu vào năm 2014 báo cáo rằng những người mắc chứng đau nửa đầu sẽ có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson sau này.
cre:st

Hãy đi khám nếu bạn có những triệu chứng của bệnh đau nửa đầu.

Địa chỉ : 1308 Đường 2/4, P.Vạn Thắng, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
Thời gian làm việc : 7h00 -11h30 , 14h00 – 18h00 Từ thứ 2- thứ 7. CN phòng khám nghỉ.